Kiểm định thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế
Thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình (fluoroscopy equipment) là thiết bị phát tia X, lắp đặt cố định hoặc di động, được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán hoặc hỗ trợ hình ảnh cho các thủ thuật can thiệp trong y tế.
Thiết bị chụp X-quang tăng sáng truyền hình trong y tế
Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ II là đơn vị được Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân cấp giấy hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, và Trung tâm được phép kiểm định thiết bị bức xạ theo Giấy phép số: 41/2019/ĐK/ATBXHN.
Trung tâm mong muốn bệnh viện, cơ sở cùng hiểu rõ về bản chất của việc kiểm định thiết bị bức xạ nhằm đảm bảo đến sức khỏe của nhân viên bức xạ và bệnh nhân. Vì thế, Quý bệnh viện và cơ sơ sử dụng thiết bị bức xạ cần nắm vững những thông số kỹ thuật và định nghĩa về nó như sau:
-
Yêu cầu chấp nhận (compliance requirements) là các yêu cầu tối thiểu hoặc giới hạn phải đạt được đối với đặc trưng làm việc của thiết bị Xquang. Các yêu cầu chấp nhận thường liên quan đến độ chính xác của các thông số đặt thiết lập và các điều kiện làm việc của thiết bị.
-
Kiểm định thiết bị X-quang (verification of fluoroscopy equipment) là việc kiểm tra và chứng nhận các đặc trưng làm việc của thiết bị đáp ứng theo yêu cầu chấp nhận.
-
Điện áp đỉnh (peak kilovoltage - kVp) là giá trị điện áp cao nhất sau khi chỉnh lưu đặt vào giữa anode và cathode của bóng phát tia X, có đơn vị là kV.
-
Dòng bóng phát (tube current) là cường độ dòng điện chạy từ anode và cathode của bóng phát tia X trong thời gian phát tia, có đơn vị là mA.
-
Thời gian phát tia (exposure time) là thời gian thực tế mà thiết bị X-quang phát tia X, có đơn vị là s.
-
Hằng số phát tia là tích số dòng bóng phát (mA) và thời gian phát tia X (s), có đơn vị là mAs.
-
Suất liều lối ra (output dose rate) là giá trị suất liều bức xạ gây bởi chùm bức xạ phát ra từ bóng phát tia X tại một điểm, có đơn vị là mR/phút, mGy/phút hoặc µGy/phút.
-
Bộ ghi nhận hình ảnh (image receptor) là bộ phận có chức năng ghi nhận tia X đến và chuyển đổi thành hình ảnh. Bộ ghi nhận hình ảnh trong thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình bao gồm: bộ khuếch đại hình ảnh (Image Intensifier - I.I) hoặc tấm cảm biến phẳng (Flat Panel Detector - FPD).
-
Suất liều lối vào bề mặt bộ ghi nhận hình ảnh (entrance dose rate at surface of image receptor) là giá trị suất liều bức xạ gây ra bởi chùm bức xạ phát ra từ bóng phát tia X tại tâm trường xạ và sát bộ ghi nhận hình ảnh, có đơn vị là mR/phút, mGy/phút hoặc µGy/phút.
-
Chiều dày hấp thụ một nửa (half value layer - HVL) là chiều dày của tấm lọc hấp thụ mà giá trị suất liều bức xạ của chùm tia X sau khi đi qua nó còn bằng một nửa so với giá trị đo được khi không có tấm lọc hấp thụ, có đơn vị là mmAl.
-
Độ méo vặn ảnh (distortion) là sự sai lệch về tỷ lệ kích thước của các chiều hình ảnh, có đơn vị là %.
-
Độ phân giải không gian/tương phản cao (spatial resolution /high contrast) là khoảng cách nhỏ nhất giữa ảnh của hai vật thể có sự khác biệt mật độ lớn so với nền mà có thể quan sát và phân biệt rõ ràng trên ảnh.
-
Độ phân giải tương phản thấp (low contrast resolution) là khả năng của thiết bị X-quang có thể phân biệt được thông tin trong trường hợp mà sự khác biệt của mật độ mô giữa các vùng giải phẫu là rất nhỏ.
-
Ngưỡng tương phản (contrast threshold) là khả năng của thiết bị X-quang có thể quan sát và phân biệt được các vùng giải phẫu có sự khác biệt của mật độ mô rất nhỏ.
-
Trường nhìn (field of view - FOV) là kích thước của phần diện tích lối vào bộ ghi nhận hình ảnh được sử dụng để xác định kích thước tối đa có thể quan sát của vùng giải phẫu cần chiếu, có đơn vị là cm.
-
Bộ kiểm soát suất liều tự động (automatic exposure rate control – AERC) là bộ phận có chức năng điều khiển tự động sự phát tia và các thông số phát tia của bóng phát để kiểm soát suất liều của thiết bị X-quang.
-
Khoảng cách tiêu điểm - bộ ghi nhận hình ảnh (source to image receptor distance - SID) là khoảng cách từ tiêu điểm bóng phát tới bề mặt bộ ghi nhận hình ảnh, có đơn vị là cm.
Theo QCVN 16:2018/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp X-quang tăng sáng truyền hình trong y tế (Ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2019 ) quy định:
A. Các mục kiểm tra trong kiểm định thiết bị chụp X-quang tăng sáng truyền hình trong y tế:
1. Kiểm tra ngoại quan
2. Kiểm tra điện áp đỉnh (chỉ áp dụng với loại thiết bị có chế độ đặt điện áp đỉnh thủ công)
3. Kiểm tra lọc chùm tia sơ cấp – Đánh giá HVL
4. Kiểm tra bộ khu trú chùm tia
5. Kiểm tra suất liều lối ra
6. Kiểm tra suất liều lối vào bề mặt bộ ghi nhận hình ảnh
7. Kiểm tra chất lượng hình ảnh
B. Quy trình kiểm định thiết bị chụp X-quang tăng sáng truyền hình:
1. Kiểm tra ngoại quan
-
Kiểm tra thông tin thiết bị X quang
-
Kiểm tra Bộ chuyển mạch (hoặc nút bấm) để đặt chế độ điện áp đỉnh, dòng bóng phát, thời gian phát tia hoặc hằng số phát tia
-
Kiểm tra bộ phận và cơ cấu cơ khí
-
Kiểm tra tín hiệu cảnh báo thời điểm thiết bị phát tia
-
Kiểm tra chức năng cảnh báo thời gian chiếu
-
Kiểm tra khả năng điều khiển phát tia từ xa (chỉ áp dụng với thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình di động)
2. Kiểm tra điện áp đỉnh (chỉ áp dụng với thiết bị X-quang có chế độ đặt điện áp đỉnh thủ công)
3. Kiểm tra lọc chùm tia sơ cấp - Đánh giá HVL
4. Kiểm tra bộ khu trú chùm tia
5. Kiểm tra suất liều lối ra
6. Kiểm tra suất liều lối vào tại bề mặt bộ ghi nhận hình ảnh
7. Kiểm tra chất lượng hình ảnh
-
Kiểm tra độ tương phản cao
-
Kiểm tra độ phân giải tương phản thấp
-
Kiểm tra ngưỡng tương phản
-
Kiểm tra độ méo vặn
C. Thiết bị, dụng cụ kiểm tra phục vụ kiểm định thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế gồm:
Phantom Pro-Fluo 150 Thiết bị kiểm định máy X-quang
D. Tần suất kiểm định thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế:
-
Lần đầu đưa vào vào sử dụng
-
Kiểm định định kỳ một năm một lần
-
Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa
Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ II tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kiểm định y tế về thiết bị X-quang.
Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:
Trụ sở: 237 Đường D12, Khu phố 1, P. Phú Tân, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, Tp. HCM
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý khách./.